QĐND - Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chauyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!...
Ai về đất Quảng quê ta
Nhớ ghé Gò Nổi nhớ qua Điện Bàn
Xứ nhì vùng trắng giặc càn
Có nhà Hương Thử vững vàng kiên trung…
Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chuyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!

Má Mười Nhung là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa của tỉnh Quảng Nam, năm nay đã gần 90 tuổi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, má là cán bộ phụ nữ của huyện Điện Bàn, tham gia tích cực phong trào xây dựng mạng lưới cơ sở cách mạng, tuyên truyền đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang chống Mỹ. Má kể, từ những năm cuối thập niên sáu mươi cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở Gò Nổi, nhà Hương Thử (tức ông bà Hương Thử) được biết đến như một địa chỉ đỏ, được hết thảy anh chị em tham gia cách mạng yêu quý, tin tưởng, nể trọng. Căn nhà của ông bà Hương Thử vừa là cơ sở nuôi giấu cán bộ, vừa là nơi đóng quân bí mật của Ban chỉ huy Tiểu đoàn 20 (ER 20), trạm thương binh bí mật của ER20 và Tiểu đoàn 25 (V25) của tỉnh Quảng Nam. Má Mười Nhung bảo, hồi đó anh chị em ở Điện Bàn thường nói với nhau, về Điện Bàn mà chưa ghé nhà anh chị Hương Thử ở Gò Nổi thì coi như chưa về. Câu ca dao trên cũng từ thực tế đó mà ra. Cụm từ “Xứ nhì” trong bài ca dao là lấy ý từ một câu ca dao khác “Nhất Củ Chi, nhì Gò Nổi” để nói về sự tàn phá ác liệt của kẻ thù và khí phách anh hùng quật khởi của quân dân vùng đất này trong chiến tranh mà gia đình ông bà Hương Thử là một trong những biểu tượng của khí phách ấy.
Tháng ba này, tôi may mắn được gặp nguyên mẫu trong bài ca dao xứ Quảng Nam ấy. Đó là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Luốt, bí danh Hương Thử. Tết Quý Tỵ vừa rồi má Hương Thử tròn 100 tuổi. Má vẫn khỏe và khá minh mẫn. Hiện má Hương Thử sống cùng con gái và cháu, chắt tại quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh trong một gia đình “Tứ đại đồng đường”. Hỏi chuyện má về những ký ức chiến tranh, má bảo, đó là một giai đoạn lịch sử khốc liệt, đau thương, đầy nước mắt nhưng cũng đầy kiêu hãnh, hào hùng…
Ngô Thị Luốt tham gia cách mạng từ thuở còn con gái. Gia đình cô Luốt là cơ sở cách mạng của Đảng và bộ đội Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp, đào hầm bí mật che chở, nuôi giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, trong đó có đồng chí Võ Chí Công, sau này là Chủ tịch nước. Sau khi ba mẹ mất, Ngô Thị Luốt tiếp nối truyền thống gia đình, tiếp tục là cơ sở vững chắc của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Chồng cô Luốt là Trần Ngọc Thám, tên thường gọi là Hương Thử nên cô Luốt cũng được mọi người gọi theo tên chồng.
“Hồi bấy giờ gia đình tui ngoài sản xuất nông nghiệp còn có nghề gia truyền làm trống và trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nên đời sống kinh tế tương đối khá giả, có mối quan hệ rộng nên tạo được vỏ bọc an toàn cho cách mạng.” – Má Hương Thử hồi tưởng về những năm tháng không thể nào quên.
Các căn hầm bí mật trong nhà ông bà Hương Thử chính là nơi ẩn náu an toàn, nơi xuất phát các mật lệnh, chỉ thị của cán bộ cách mạng trong vùng.
Ông bà Hương Thử lần lượt cho 6 người con tham gia cách mạng, trong đó có 1 người con nuôi. Năm 1965, hưởng ứng sự vận động của cán bộ Đảng, ông bà đóng góp nhiều vàng bạc, lúa gạo để nuôi quân kháng chiến. Năm 1954, người con trai đầu của má hy sinh. Trong 2 năm 1966 – 1967, má liên tiếp nhận những tin đau xé lòng, người con thứ 2 và thứ 3 anh dũng chiến đấu và đã lần lượt ngã xuống ở chiến trường. Năm 1968, địch biến Gò Nổi thành “vùng trắng”. Chúng thực hiện hàng trăm cuộc càn quét, tàn phá liên tục cả ngày lẫn đêm với tất cả những hình thức tưởng như lật hết từng thớ đất, vạch hết từng bụi cây để truy tìm dấu vết “Việt cộng”. Ai cũng khuyên ông bà Hương Thử sơ tán nhưng ông bà vẫn kiên cường bám trụ, như cây xương rồng giữa bỏng rát đạn bom. Địch nghi ngờ cho mật thám theo dõi. Cơ sở cách mạng nhà Hương Thử bị lộ. Ông Hương Thử bị địch khui hầm bắt. Sau nhiều ngày địch thực hiện đủ các chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông không hé răng khai báo nửa lời. Bất lực, kẻ thù dùng cực hình tàn khốc tra tấn ông cho đến chết. Ba đứa con hy sinh, giờ đến lượt người đàn ông trụ cột trong gia đình qua đời, má Hương Thử rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đau thương chồng chất. Dăm ba bữa, địch lại tới nhà bắt má đi. Tra khảo, khủng bố tinh thần không xong, địch dùng đòn roi bắt má khai ra đường dây cán bộ cách mạng nhưng trước sau má chỉ nói “Bạn bè của ổng thế nào, ổng quen biết với ai tui hoàn toàn không biết gì hết”. Tình hình ngày càng khó khăn nhưng nhiệm vụ cách mạng không cho phép má dừng lại. Căn nhà Hương Thử, địa chỉ đỏ của cách mạng vẫn bám trụ ở “vùng trắng” cho đến ngày đất nước thống nhất. Những năm tháng ấy, cán bộ ta, ai về Gò Nổi – Điện Bàn cũng được giới thiệu về nhà Hương Thử. Có những đồng chí nằm vùng nhiều tháng trời, một tay má Hương Thử lo lắng chu toàn từ ăn uống, đảm bảo bí mật. Các con của má là những giao liên nhỏ tuổi, tích cực tham gia đưa thư từ, tài liệu, lấy cắp súng đạn của địch phục vụ kháng chiến.
Giờ đây mỗi lần gặp mặt truyền thống, những cán bộ từng hoạt động ở Gò Nổi trong những năm tháng chiến tranh lại nhắc đến má Hương Thử với nhiều xúc cảm tôn kính. Bài ca dao trên có thể chưa được nhiều người biết tới, nhưng với những người từng được má nuôi giấu và những người có công với nước trên quê hương Gò Nổi thì không mấy ai không thuộc. Gia đình má Hương Thử là một trong số các gia đình có công với nước đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được tôn vinh.
100 mùa Xuân đã đi qua, má Hương Thử - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đất Quảng Nam trở thành bậc đại thọ. Tuổi già nhưng sức chưa yếu. Má vẫn tự lo được mọi sinh hoạt cá nhân. Hàng ngày má vẫn bế chắt dạo chơi trong khoảng sân vườn râm mát giàn thiên lý. Hỏi má bí quyết trường thọ, má cười, bảo: “Phúc trời cho thôi con à!”. Nhưng ai cũng biết, cái phúc ấy là từ đức hy sinh, từ tấm lòng quả cảm, nhân từ và khí phách kiên trung của má mà có.
Bài, ảnh: LỮ NGÀN - Q
QĐND - Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chauyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!...
Ai về đất Quảng quê ta
Nhớ ghé Gò Nổi nhớ qua Điện Bàn
Xứ nhì vùng trắng giặc càn
Có nhà Hương Thử vững vàng kiên trung…
Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chuyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!

Má Mười Nhung là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa của tỉnh Quảng Nam, năm nay đã gần 90 tuổi. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, má là cán bộ phụ nữ của huyện Điện Bàn, tham gia tích cực phong trào xây dựng mạng lưới cơ sở cách mạng, tuyên truyền đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang chống Mỹ. Má kể, từ những năm cuối thập niên sáu mươi cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở Gò Nổi, nhà Hương Thử (tức ông bà Hương Thử) được biết đến như một địa chỉ đỏ, được hết thảy anh chị em tham gia cách mạng yêu quý, tin tưởng, nể trọng. Căn nhà của ông bà Hương Thử vừa là cơ sở nuôi giấu cán bộ, vừa là nơi đóng quân bí mật của Ban chỉ huy Tiểu đoàn 20 (ER 20), trạm thương binh bí mật của ER20 và Tiểu đoàn 25 (V25) của tỉnh Quảng Nam. Má Mười Nhung bảo, hồi đó anh chị em ở Điện Bàn thường nói với nhau, về Điện Bàn mà chưa ghé nhà anh chị Hương Thử ở Gò Nổi thì coi như chưa về. Câu ca dao trên cũng từ thực tế đó mà ra. Cụm từ “Xứ nhì” trong bài ca dao là lấy ý từ một câu ca dao khác “Nhất Củ Chi, nhì Gò Nổi” để nói về sự tàn phá ác liệt của kẻ thù và khí phách anh hùng quật khởi của quân dân vùng đất này trong chiến tranh mà gia đình ông bà Hương Thử là một trong những biểu tượng của khí phách ấy.
Tháng ba này, tôi may mắn được gặp nguyên mẫu trong bài ca dao xứ Quảng Nam ấy. Đó là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Luốt, bí danh Hương Thử. Tết Quý Tỵ vừa rồi má Hương Thử tròn 100 tuổi. Má vẫn khỏe và khá minh mẫn. Hiện má Hương Thử sống cùng con gái và cháu, chắt tại quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh trong một gia đình “Tứ đại đồng đường”. Hỏi chuyện má về những ký ức chiến tranh, má bảo, đó là một giai đoạn lịch sử khốc liệt, đau thương, đầy nước mắt nhưng cũng đầy kiêu hãnh, hào hùng…
Ngô Thị Luốt tham gia cách mạng từ thuở còn con gái. Gia đình cô Luốt là cơ sở cách mạng của Đảng và bộ đội Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp, đào hầm bí mật che chở, nuôi giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, trong đó có đồng chí Võ Chí Công, sau này là Chủ tịch nước. Sau khi ba mẹ mất, Ngô Thị Luốt tiếp nối truyền thống gia đình, tiếp tục là cơ sở vững chắc của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Chồng cô Luốt là Trần Ngọc Thám, tên thường gọi là Hương Thử nên cô Luốt cũng được mọi người gọi theo tên chồng.
“Hồi bấy giờ gia đình tui ngoài sản xuất nông nghiệp còn có nghề gia truyền làm trống và trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nên đời sống kinh tế tương đối khá giả, có mối quan hệ rộng nên tạo được vỏ bọc an toàn cho cách mạng.” – Má Hương Thử hồi tưởng về những năm tháng không thể nào quên.
Các căn hầm bí mật trong nhà ông bà Hương Thử chính là nơi ẩn náu an toàn, nơi xuất phát các mật lệnh, chỉ thị của cán bộ cách mạng trong vùng.
Ông bà Hương Thử lần lượt cho 6 người con tham gia cách mạng, trong đó có 1 người con nuôi. Năm 1965, hưởng ứng sự vận động của cán bộ Đảng, ông bà đóng góp nhiều vàng bạc, lúa gạo để nuôi quân kháng chiến. Năm 1954, người con trai đầu của má hy sinh. Trong 2 năm 1966 – 1967, má liên tiếp nhận những tin đau xé lòng, người con thứ 2 và thứ 3 anh dũng chiến đấu và đã lần lượt ngã xuống ở chiến trường. Năm 1968, địch biến Gò Nổi thành “vùng trắng”. Chúng thực hiện hàng trăm cuộc càn quét, tàn phá liên tục cả ngày lẫn đêm với tất cả những hình thức tưởng như lật hết từng thớ đất, vạch hết từng bụi cây để truy tìm dấu vết “Việt cộng”. Ai cũng khuyên ông bà Hương Thử sơ tán nhưng ông bà vẫn kiên cường bám trụ, như cây xương rồng giữa bỏng rát đạn bom. Địch nghi ngờ cho mật thám theo dõi. Cơ sở cách mạng nhà Hương Thử bị lộ. Ông Hương Thử bị địch khui hầm bắt. Sau nhiều ngày địch thực hiện đủ các chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông không hé răng khai báo nửa lời. Bất lực, kẻ thù dùng cực hình tàn khốc tra tấn ông cho đến chết. Ba đứa con hy sinh, giờ đến lượt người đàn ông trụ cột trong gia đình qua đời, má Hương Thử rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đau thương chồng chất. Dăm ba bữa, địch lại tới nhà bắt má đi. Tra khảo, khủng bố tinh thần không xong, địch dùng đòn roi bắt má khai ra đường dây cán bộ cách mạng nhưng trước sau má chỉ nói “Bạn bè của ổng thế nào, ổng quen biết với ai tui hoàn toàn không biết gì hết”. Tình hình ngày càng khó khăn nhưng nhiệm vụ cách mạng không cho phép má dừng lại. Căn nhà Hương Thử, địa chỉ đỏ của cách mạng vẫn bám trụ ở “vùng trắng” cho đến ngày đất nước thống nhất. Những năm tháng ấy, cán bộ ta, ai về Gò Nổi – Điện Bàn cũng được giới thiệu về nhà Hương Thử. Có những đồng chí nằm vùng nhiều tháng trời, một tay má Hương Thử lo lắng chu toàn từ ăn uống, đảm bảo bí mật. Các con của má là những giao liên nhỏ tuổi, tích cực tham gia đưa thư từ, tài liệu, lấy cắp súng đạn của địch phục vụ kháng chiến.
Giờ đây mỗi lần gặp mặt truyền thống, những cán bộ từng hoạt động ở Gò Nổi trong những năm tháng chiến tranh lại nhắc đến má Hương Thử với nhiều xúc cảm tôn kính. Bài ca dao trên có thể chưa được nhiều người biết tới, nhưng với những người từng được má nuôi giấu và những người có công với nước trên quê hương Gò Nổi thì không mấy ai không thuộc. Gia đình má Hương Thử là một trong số các gia đình có công với nước đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được tôn vinh.
100 mùa Xuân đã đi qua, má Hương Thử - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đất Quảng Nam trở thành bậc đại thọ. Tuổi già nhưng sức chưa yếu. Má vẫn tự lo được mọi sinh hoạt cá nhân. Hàng ngày má vẫn bế chắt dạo chơi trong khoảng sân vườn râm mát giàn thiên lý. Hỏi má bí quyết trường thọ, má cười, bảo: “Phúc trời cho thôi con à!”. Nhưng ai cũng biết, cái phúc ấy là từ đức hy sinh, từ tấm lòng quả cảm, nhân từ và khí phách kiên trung của má mà có.
Bài, ảnh: LỮ NGÀN - Q
Ai về đất Quảng quê ta
Nhớ ghé Gò Nổi nhớ qua Điện Bàn
Xứ nhì vùng trắng giặc càn
Có nhà Hương Thử vững vàng kiên trung…
Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chuyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!

Tháng ba này, tôi may mắn được gặp nguyên mẫu trong bài ca dao xứ Quảng Nam ấy. Đó là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Luốt, bí danh Hương Thử. Tết Quý Tỵ vừa rồi má Hương Thử tròn 100 tuổi. Má vẫn khỏe và khá minh mẫn. Hiện má Hương Thử sống cùng con gái và cháu, chắt tại quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh trong một gia đình “Tứ đại đồng đường”. Hỏi chuyện má về những ký ức chiến tranh, má bảo, đó là một giai đoạn lịch sử khốc liệt, đau thương, đầy nước mắt nhưng cũng đầy kiêu hãnh, hào hùng…
Ngô Thị Luốt tham gia cách mạng từ thuở còn con gái. Gia đình cô Luốt là cơ sở cách mạng của Đảng và bộ đội Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp, đào hầm bí mật che chở, nuôi giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, trong đó có đồng chí Võ Chí Công, sau này là Chủ tịch nước. Sau khi ba mẹ mất, Ngô Thị Luốt tiếp nối truyền thống gia đình, tiếp tục là cơ sở vững chắc của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Chồng cô Luốt là Trần Ngọc Thám, tên thường gọi là Hương Thử nên cô Luốt cũng được mọi người gọi theo tên chồng.
“Hồi bấy giờ gia đình tui ngoài sản xuất nông nghiệp còn có nghề gia truyền làm trống và trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nên đời sống kinh tế tương đối khá giả, có mối quan hệ rộng nên tạo được vỏ bọc an toàn cho cách mạng.” – Má Hương Thử hồi tưởng về những năm tháng không thể nào quên.
Các căn hầm bí mật trong nhà ông bà Hương Thử chính là nơi ẩn náu an toàn, nơi xuất phát các mật lệnh, chỉ thị của cán bộ cách mạng trong vùng.
Ông bà Hương Thử lần lượt cho 6 người con tham gia cách mạng, trong đó có 1 người con nuôi. Năm 1965, hưởng ứng sự vận động của cán bộ Đảng, ông bà đóng góp nhiều vàng bạc, lúa gạo để nuôi quân kháng chiến. Năm 1954, người con trai đầu của má hy sinh. Trong 2 năm 1966 – 1967, má liên tiếp nhận những tin đau xé lòng, người con thứ 2 và thứ 3 anh dũng chiến đấu và đã lần lượt ngã xuống ở chiến trường. Năm 1968, địch biến Gò Nổi thành “vùng trắng”. Chúng thực hiện hàng trăm cuộc càn quét, tàn phá liên tục cả ngày lẫn đêm với tất cả những hình thức tưởng như lật hết từng thớ đất, vạch hết từng bụi cây để truy tìm dấu vết “Việt cộng”. Ai cũng khuyên ông bà Hương Thử sơ tán nhưng ông bà vẫn kiên cường bám trụ, như cây xương rồng giữa bỏng rát đạn bom. Địch nghi ngờ cho mật thám theo dõi. Cơ sở cách mạng nhà Hương Thử bị lộ. Ông Hương Thử bị địch khui hầm bắt. Sau nhiều ngày địch thực hiện đủ các chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông không hé răng khai báo nửa lời. Bất lực, kẻ thù dùng cực hình tàn khốc tra tấn ông cho đến chết. Ba đứa con hy sinh, giờ đến lượt người đàn ông trụ cột trong gia đình qua đời, má Hương Thử rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đau thương chồng chất. Dăm ba bữa, địch lại tới nhà bắt má đi. Tra khảo, khủng bố tinh thần không xong, địch dùng đòn roi bắt má khai ra đường dây cán bộ cách mạng nhưng trước sau má chỉ nói “Bạn bè của ổng thế nào, ổng quen biết với ai tui hoàn toàn không biết gì hết”. Tình hình ngày càng khó khăn nhưng nhiệm vụ cách mạng không cho phép má dừng lại. Căn nhà Hương Thử, địa chỉ đỏ của cách mạng vẫn bám trụ ở “vùng trắng” cho đến ngày đất nước thống nhất. Những năm tháng ấy, cán bộ ta, ai về Gò Nổi – Điện Bàn cũng được giới thiệu về nhà Hương Thử. Có những đồng chí nằm vùng nhiều tháng trời, một tay má Hương Thử lo lắng chu toàn từ ăn uống, đảm bảo bí mật. Các con của má là những giao liên nhỏ tuổi, tích cực tham gia đưa thư từ, tài liệu, lấy cắp súng đạn của địch phục vụ kháng chiến.
Giờ đây mỗi lần gặp mặt truyền thống, những cán bộ từng hoạt động ở Gò Nổi trong những năm tháng chiến tranh lại nhắc đến má Hương Thử với nhiều xúc cảm tôn kính. Bài ca dao trên có thể chưa được nhiều người biết tới, nhưng với những người từng được má nuôi giấu và những người có công với nước trên quê hương Gò Nổi thì không mấy ai không thuộc. Gia đình má Hương Thử là một trong số các gia đình có công với nước đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được tôn vinh.
100 mùa Xuân đã đi qua, má Hương Thử - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đất Quảng Nam trở thành bậc đại thọ. Tuổi già nhưng sức chưa yếu. Má vẫn tự lo được mọi sinh hoạt cá nhân. Hàng ngày má vẫn bế chắt dạo chơi trong khoảng sân vườn râm mát giàn thiên lý. Hỏi má bí quyết trường thọ, má cười, bảo: “Phúc trời cho thôi con à!”. Nhưng ai cũng biết, cái phúc ấy là từ đức hy sinh, từ tấm lòng quả cảm, nhân từ và khí phách kiên trung của má mà có.
Bài, ảnh: LỮ NGÀN - Q
QĐND - Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chauyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!...
Ai về đất Quảng quê ta
Nhớ ghé Gò Nổi nhớ qua Điện Bàn
Xứ nhì vùng trắng giặc càn
Có nhà Hương Thử vững vàng kiên trung…
Mấy câu ca dao ấy tôi chép được trong cuốn sổ tay của một cựu tù chính trị quê Điện Bàn (Quảng Nam). Tìm hiểu mới hay, bên trong những ngôn từ dân gian mộc mạc ấy là cả một câu chuyện dài về mảnh đất, con người xứ Gò Nổi anh hùng!

Tháng ba này, tôi may mắn được gặp nguyên mẫu trong bài ca dao xứ Quảng Nam ấy. Đó là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Luốt, bí danh Hương Thử. Tết Quý Tỵ vừa rồi má Hương Thử tròn 100 tuổi. Má vẫn khỏe và khá minh mẫn. Hiện má Hương Thử sống cùng con gái và cháu, chắt tại quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh trong một gia đình “Tứ đại đồng đường”. Hỏi chuyện má về những ký ức chiến tranh, má bảo, đó là một giai đoạn lịch sử khốc liệt, đau thương, đầy nước mắt nhưng cũng đầy kiêu hãnh, hào hùng…
Ngô Thị Luốt tham gia cách mạng từ thuở còn con gái. Gia đình cô Luốt là cơ sở cách mạng của Đảng và bộ đội Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp, đào hầm bí mật che chở, nuôi giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, trong đó có đồng chí Võ Chí Công, sau này là Chủ tịch nước. Sau khi ba mẹ mất, Ngô Thị Luốt tiếp nối truyền thống gia đình, tiếp tục là cơ sở vững chắc của cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ. Chồng cô Luốt là Trần Ngọc Thám, tên thường gọi là Hương Thử nên cô Luốt cũng được mọi người gọi theo tên chồng.
“Hồi bấy giờ gia đình tui ngoài sản xuất nông nghiệp còn có nghề gia truyền làm trống và trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa nên đời sống kinh tế tương đối khá giả, có mối quan hệ rộng nên tạo được vỏ bọc an toàn cho cách mạng.” – Má Hương Thử hồi tưởng về những năm tháng không thể nào quên.
Các căn hầm bí mật trong nhà ông bà Hương Thử chính là nơi ẩn náu an toàn, nơi xuất phát các mật lệnh, chỉ thị của cán bộ cách mạng trong vùng.
Ông bà Hương Thử lần lượt cho 6 người con tham gia cách mạng, trong đó có 1 người con nuôi. Năm 1965, hưởng ứng sự vận động của cán bộ Đảng, ông bà đóng góp nhiều vàng bạc, lúa gạo để nuôi quân kháng chiến. Năm 1954, người con trai đầu của má hy sinh. Trong 2 năm 1966 – 1967, má liên tiếp nhận những tin đau xé lòng, người con thứ 2 và thứ 3 anh dũng chiến đấu và đã lần lượt ngã xuống ở chiến trường. Năm 1968, địch biến Gò Nổi thành “vùng trắng”. Chúng thực hiện hàng trăm cuộc càn quét, tàn phá liên tục cả ngày lẫn đêm với tất cả những hình thức tưởng như lật hết từng thớ đất, vạch hết từng bụi cây để truy tìm dấu vết “Việt cộng”. Ai cũng khuyên ông bà Hương Thử sơ tán nhưng ông bà vẫn kiên cường bám trụ, như cây xương rồng giữa bỏng rát đạn bom. Địch nghi ngờ cho mật thám theo dõi. Cơ sở cách mạng nhà Hương Thử bị lộ. Ông Hương Thử bị địch khui hầm bắt. Sau nhiều ngày địch thực hiện đủ các chiêu trò dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông không hé răng khai báo nửa lời. Bất lực, kẻ thù dùng cực hình tàn khốc tra tấn ông cho đến chết. Ba đứa con hy sinh, giờ đến lượt người đàn ông trụ cột trong gia đình qua đời, má Hương Thử rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đau thương chồng chất. Dăm ba bữa, địch lại tới nhà bắt má đi. Tra khảo, khủng bố tinh thần không xong, địch dùng đòn roi bắt má khai ra đường dây cán bộ cách mạng nhưng trước sau má chỉ nói “Bạn bè của ổng thế nào, ổng quen biết với ai tui hoàn toàn không biết gì hết”. Tình hình ngày càng khó khăn nhưng nhiệm vụ cách mạng không cho phép má dừng lại. Căn nhà Hương Thử, địa chỉ đỏ của cách mạng vẫn bám trụ ở “vùng trắng” cho đến ngày đất nước thống nhất. Những năm tháng ấy, cán bộ ta, ai về Gò Nổi – Điện Bàn cũng được giới thiệu về nhà Hương Thử. Có những đồng chí nằm vùng nhiều tháng trời, một tay má Hương Thử lo lắng chu toàn từ ăn uống, đảm bảo bí mật. Các con của má là những giao liên nhỏ tuổi, tích cực tham gia đưa thư từ, tài liệu, lấy cắp súng đạn của địch phục vụ kháng chiến.
Giờ đây mỗi lần gặp mặt truyền thống, những cán bộ từng hoạt động ở Gò Nổi trong những năm tháng chiến tranh lại nhắc đến má Hương Thử với nhiều xúc cảm tôn kính. Bài ca dao trên có thể chưa được nhiều người biết tới, nhưng với những người từng được má nuôi giấu và những người có công với nước trên quê hương Gò Nổi thì không mấy ai không thuộc. Gia đình má Hương Thử là một trong số các gia đình có công với nước đầu tiên của tỉnh Quảng Nam được tôn vinh.
100 mùa Xuân đã đi qua, má Hương Thử - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đất Quảng Nam trở thành bậc đại thọ. Tuổi già nhưng sức chưa yếu. Má vẫn tự lo được mọi sinh hoạt cá nhân. Hàng ngày má vẫn bế chắt dạo chơi trong khoảng sân vườn râm mát giàn thiên lý. Hỏi má bí quyết trường thọ, má cười, bảo: “Phúc trời cho thôi con à!”. Nhưng ai cũng biết, cái phúc ấy là từ đức hy sinh, từ tấm lòng quả cảm, nhân từ và khí phách kiên trung của má mà có.
Bài, ảnh: LỮ NGÀN - Q